Phí bảo trì đường bộ là gì ? Loại xe nào cần đóng phí bảo trì đường bộ ?

Phí bảo trì đường bộ có lẽ không còn xa lạ đối với các phương tiện tham gia giao thông. Hầu như bất cứ phương tiện tham gia giao thông đặc biệt là các loại xe cơ giới đều phải đóng khoảng phí này.

Vậy cụ thể loại phí bảo trì về đường bộ này như thế nào? Dành cho loại xe mấy chỗ? Lệ phí bảo trì đường bộ là bao nhiêu? Sauto.vn xin chia sẻ thêm những vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Phí bảo trì đường bộ là gì ?

Phí bảo trì đường bộ là loại phí mà Nhà nước thu theo định kỳ nhằm mục đích xây dựng; sửa chữa; bảo trì; nâng cấp các con đường; cầu miễn phí cho người dân.

Loại mức phí này không cố định mà sẽ phụ thuộc vào từng loại phương tiện tham gia giao thông. Thời gian nộp phí có thể theo chu kỳ đăng kiểm; theo tháng hoặc theo năm. Các loại xe ô tô; xe tải; xe đầu kéo;… đều phải đóng phí đường bộ đúng theo luật quy định.

1.1 Phí bảo trì đường bộ khác gì so với phí cầu đường

Như đã nói ở trên thì phí đường bộ  xe ô tô là phí để bảo dưỡng; tu sửa đường hàng năm. Còn phí cầu đường, mà cụ thể ở đây chủ yếu là các BOT thu phí ( cả nước ta có tới …53 BOT ạ ) là khoản tiền mà chúng ta phải nộp khi đi qua các con đường; cầu; cảng được xây dựng hoặc tu sửa mới lấy từ ngân sách nhà nước. Do đó nhà nước cần phải thu phí để bù lại cho ngân sách mà nhà nước đã bỏ ra để làm; sửa đường đẹp cho chúng ta lưu thông.

phí đường bộ
phí đường bộ

2. Nguồn gốc của mức phí bảo trì đường bộ

Biểu phí sử dụng đường bộ là một trong những nguồn thu vô cùng quan trọng đối với ngân sách nhà nước. Mức biểu phí này được ban hành theo thông tư số 113/2014/TT-BTC vào ngày 11/09/2014 và do Bộ Tài Chính ban hàng. Mức thu phí sẽ phụ thuộc vào từng loại phương tiện và được nộp theo chu kỳ đăng kiểm hoặc theo từng năm, từng tháng tùy thuộc vào chủ sở hữu của phương tiện.

3. Những loại xe cần đóng phí bảo trì đường bộ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 197/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là:

+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô, máy kéo (sau đây gọi chung là ôtô)

+ Xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (gọi chung là xe máy) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ.

+ Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách; di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên; trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh.

+ Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy.
phí đường bộ ô tô
phí đường bộ ô tô

4. Phí thu được sử dụng như thế nào?

Tại Điều 8 của Thông tư quy định rõ về quản lý và sử dụng phí. Theo đó:

+ Văn phòng Quỹ được trích để lại một phần trăm (01%) số tiền phí thực thu để trang trải chi phí quản lý hoạt động thu phí sử dụng đường bộ theo quy định.

+ Số tiền còn lại (99%); Văn phòng Quỹ phải nộp vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ trung ương mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thu phí.

+ Đối với các cơ quan đăng kiểm; cơ quan thu phí được trích để lại khi cơ quan thu phí có số phí thu được trong năm đạt từ 50 tỷ đồng/năm trở lên mức trích là 1% trên tổng số phí thu được để trang trải cho công tác thu phí.

+ Cơ quan thu phí có số phí thu được trong năm đạt từ 30 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng/năm mức trích là 1,25% trên tổng số thu phí để trang trải cho công tác thu phí.

+ Cơ quan thu phí có số phí thu được trong năm đạt từ 15 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng/năm mức trích là 1,5% trên tổng số thu phí để trang trải cho công tác thu phí.

+ Cơ quan thu phí có số phí thu được trong năm đạt dưới 15 tỷ đồng/năm mức trích là 1,8% trên tổng số thu phí để trang trải cho công tác thu phí.

+ Số tiền còn lại cơ quan thu phí chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam, để Cục Đăng kiểm Việt Nam nộp vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ trung ương mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thu phí; việc chuyển tiền có thể thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại.
+ Trường hợp cơ quan thu phí hạch toán theo cơ chế tài chính doanh nghiệp số tiền phí được để lại là doanh thu của cơ quan; trường hợp cơ quan thu phí là đơn vị hành chính; sự nghiệp số tiền phí được để lại được hoà chung vào nguồn kinh phí của cơ quan và quản lý; sử dụng theo quy định Luật ngân sách nhà nước.
+ Trong năm, cơ quan thu phí được tạm trích 1% trên tổng số thu phí. Khi kết thúc năm tài chính; căn cứ số liệu lập quyết toán thu phí sử dụng đường bộ được trích bổ sung theo tỷ lệ trên và số trích bổ sung được trừ vào số thu phí của năm tiếp theo trước khi nộp về Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương.
+ Số được trích lại cho các đơn vị thu phí để chi cho: trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định; các cơ quan đăng kiểm (cơ quan thu phí) trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam ba phần trăm (3%) số tiền phí được để lại; để phục vụ công tác quản lý thu; nộp phí sử dụng đường bộ; trả lại tiền phí đối với các trường hợp không chịu phí quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
phí sử dụng đường bộ
phí sử dụng đường bộ
Liên hệ hotline 19002134 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Bạn nên biết

Quy định bảo mật thông tin

Sauto cam kết cung cấp đến khách hàng dịch vụ thuận tiện, nhang chóng và thiết thực nhất giải quyết một cách hiệu quả nhất